Giải pháp đề xuất để cải thiện các khó khăn sau thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở nước ta.

  1. Mô hình hiện trạng đầu ra cho sản phẩm nông sản sau thu hoạch

Hiện trạng cung cầu nông sản nước ta có các đặc điểm sau:

  1. Do sản phẩm nông sản khó bảo quản có thời gian sử dụng ngắn mà mùa vụ lại tập trung trong giai đoạn ngắn nên dẫn đến chênh lệch cung cầu, lúc quá thừa khi lại quá thiếu.
  2. Do sở hữu đất đai manh mún đã tạo nên hiện trạng sản xuất nhỏ lẻ hiện nay. Sản phẩm tạo ra không có chất lượng đồng đều. Đầu ra bấp bênh vì đều kiện gặp nhau giữa bên mua và bên bán rất khó khăn, tốn nhiều chi phí để gom hàng, khó dự đoán được số lượng, chất lượng đơn hàng.
  3. Thương lái tham gia vào chuỗi cũng rất đa dạng, thu mua từ nông dân cũng như giao dịch giữa thương lái với nhau tuy linh hoạt nhưng rất phức tạp, tính minh bạch của sản phẩm không cao. Một số thương lái có đầu tư kho lạnh tuy nhiên các kho này có công nghệ chưa cao nên điều kiện bảo quản thấp, hao hụt lớn, chưa kể nông sản phải qua nhiều người & nhiều công đoạn nên độ tổn thương cơ học cao, góp phần tăng độ thất thoát.
  4. Khâu phân phối cũng nhiều trung gian khó truy vết sản phẩm, chưa có hệ thống kho chuyên bảo quản nông sản, sự điều phối cho thị trường qua các khâu vận chuyển, gia công bao gói yếu kém làm gia tăng chi phí, thất thoát tăng.
  5. Đường đi của hàng hóa rất phức tạp, việc thu thập thông tin thống kê số liệu khó chính xác nên các cơ quan quản lý (công thương, khuyến nông, viện, trường…) khó đưa ra chính sách hổ trợ kỹ thuật, kết nối thị trường phù hợp và khó có điều kiện thực nghiệm nghiên cứu cải tiến công nghệ bảo quản, bao gói, chế biến, thống kê thị trường….

 

  1. Mô hình cải tiến đầu ra cho sản phẩm nông sản sau thu hoạch

Trong phương án giải quyết này sẽ có các trung tâm bảo quản qui mô lớn, hiện đại, chuyên nghiệp có nhiều khu chức năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường (từ phân loại, xử lý, phân chia, bao gói, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, bảo quản…). Là nơi tập trung nông sản của vùng sau khi thu hoạch giảm thiểu tình trạng manh mún trong các công đoạn xử lý sau thu hoạch hiện nay.

Trung tâm này đảm nhiệm chức năng xử lý sau thu hoạch (một cách thống nhất) và còn là nơi giúp cung và cầu gặp nhau do hàng hóa nông sản đã được chuẩn bị, phân loại theo cùng một qui trình kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường một cách minh bạch. Vì vậy trung tâm này sẽ giúp tăng tính thương mại cho sản phẩm nông nghiệp (trở thành hàng hóa dễ bán, dễ mua)

Do đây là nơi tập trung hàng hóa nên sẽ có nhiều thông tin về nguồn hàng cũng như khách hàng, nên có thể:

  • Phản hồi tình trạng chất lượng và yêu cầu của thị trường để người sx điều chỉnh sản phẩm & qui trình sản xuất kịp thời theo nhu cầu thị trường. Là động lực cho người sản xuất tuân thủ các qui trình sản xuất sản phẩm chất lượng.
  • Cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm để các thương lái, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
  • Cung cấp nguồn thông tin dồi dào, tin cậy cho các cơ quan (Khuyến nông, Ngân hàng, Các Viện, Trường …) trong việc thống kê thị trường đưa ra chính sách hổ trợ kỹ thuật, kết nối thị trường phù hợp.
  • Cung cấp môi trường thuận lợi cho thực nghiệm nghiên cứu cải tiến công nghệ bảo quản, bao gói, chế biến, thống kê thị trường….

Để thực hiện được điều này, trung tâm  bảo quản nông sản phải có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng được các yêu cầu, tính năng sau :

  1. Có các dịch vụ xử lý sau thu hoạch, sơ chế, phân loại, kiểm tra chất lượng …, và đóng gói thành phẩm.
  2. Có khả năng bảo quản tốt trong thời gian dài, chống lây nhiễm dịch bệnh chéo giữa các lô hàng, truy vết lô hàng chặt chẽ, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
  3. Có sức chứa lớn để giải quyết được tình trạng lệch pha cung cầu.
  4. Đáp ứng đa dạng hàng hóa để thu hút khách hàng.
  5. Có khả năng quản lý hàng tin cậy, có thể lấy bất cứ đơn hàng nào một cách chính xác (làm trung tâm giao dịch nông sản).
  6. Có năng lực tiếp nhận và giao hàng cho các nhà phân phối một cách nhanh chóng, chính xác (kiêm trung tâm phân phối địa phương).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *