Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh nông sản Việt

Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh nông sản Việt

Trong sản xuất nông sản, chi phí logistics đang chiếm khoảng 30% tổng chi phí. Mức chi phí này quá cao đã làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt.  

Sáng ngày 9/7, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Giải pháp cắt giảm chi phí logistics – giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt”.

Thừa nhận logistics đang là một điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, ông Nguyễn Duy Minh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) – cho biết, hiện nay, chi phí logistics của hải sản chiếm 12,2%, gạo chiếm 19,8%, cà phê 9,5% và rau quả chiếm 29,5% tổng chi phí.

Nói rõ hơn về lĩnh vực trái cây, ông Nguyễn Duy Minh cho hay, đáng kể nhất là hạng mục chi phí vận tải với 61% trong tổng chi phí logistics, tiếp theo là chi phí xếp dỡ với gần 20% tổng chi phí. Chi phí bao bì không phải là đặc biệt cao, chủ yếu do mật độ của mặt hàng rau quả. Thời gian lưu trữ cũng hạn chế bởi vì rất nhiều loại rau quả trong chuỗi cung ứng là hàng hóa tươi dễ bị hư hỏng. Chỉ hàng hóa đã qua chế biến mới được lưu trữ trong thời gian dài. Chi phí hải quan và cảng không đáng kể do tổng khối lượng lưu chuyển xuất nhập khẩu chỉ bằng 5% lượng tiêu thụ trong nước.

Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng, các yếu tố làm tăng chi phí logistics gồm: Vận chuyển cao do các nguyên nhân phí BOT, phí không chính thức khác, xe rỗng một chiều; phụ phí và phí địa phương cao do các hãng vận tải nước ngoài áp; hạn chế về cảng và cơ sở hạ tầng; địa phương đưa các phí hạ tầng mới; kiểm tra đặc biệt hoặc kiểm tra chất lượng kiểm dịch.

Nhấn mạnh việc chi phí vận chuyển nội địa quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp, ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú – lấy ví dụ, chi phí vận chuyển 1 container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ 41 triệu đồng, từ Việt Nam sang Nhật Bản là 16 triệu đồng thì vận chuyển 1 container tôm từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội mất 80 triệu đồng, tăng gấp đôi vận chuyển ra nước ngoài. Tương tự, một container tôm từ TP. Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc mất 100 triệu đồng, trong khi Ecuador cũng vận chuyển sang Trung Quốc nhưng chi phí chỉ bằng một nửa trong khi Ecuador xa hơn Việt Nam.

Ông Quang cho rằng, nguyên nhân do có quá nhiều trạm thu phí đã đẩy giá lên cao, trong khi hệ thống đường biển, đường sông có nhiều nhưng không phát huy tác dụng do không có cảng nội địa. Đồng thời kiến nghị các ngành chức năng cần có giải pháp cắt giảm chi phí vận chuyển nội địa.

Khẳng định nông sản có đặc điểm nổi bật thể hiện ngay trong vấn đề về logistics, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương – cho hay, giá trị nông sản thấp nhưng chi phí vận chuyển cao. Bên cạnh đó, do áp lực về mặt thời gian nên các yêu cầu về bảo quản đòi hỏi chuyên nghiệp hơn như cần có kho lạnh, kho mát, phương tiện vận chuyển chuyên nghiệp. Hai yếu tố này tạo áp lực rất lớn cho logistics trong lĩnh vực nông sản và từ đó đặt ra câu chuyện chi phí. Đây là nút thắt đang được các cơ quan bộ, ngành, hiệp hội nỗ lực tìm cách giải quyết.

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, chi phí logistics cao nguyên nhân nằm ở hạ tầng còn yếu và phân bổ không đều. “Có doanh nghiệp chia sẻ, nhìn ra miền Trung họ thấy thèm bởi miền Trung hàng hóa ít nhưng cảng nhiều, ngược lại đồng bằng sông Cửu Long nông sản hàng hóa dồi dào nhưng cảng lại có rất ít”, ông Trần Thanh Hải nói.

Ngoài ra, các vấn đề về tính kết nối giữa các phương tiện vận tải, phương tiện vận tải và trung tâm logistics, giữa các cảng biển,… hay vấn đề thu phí, phụ phí cảng biển, BOT… đã tạo áp lực rất lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp. Các thủ tục kiểm dịch, ATTP là cần thiết, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đôi khi mất thời gian và cũng chính là chi phí. Đây là một số yếu tố gây tắc nghẽn nông sản.

Một trong những giải pháp để tháo gỡ vấn đề logistics trong lĩnh vực nông sản, ông Trần Thanh Hải cho rằng, việc đầu tư các trung tâm logistics nông sản quy mô lớn, tập trung, phục vụ cho cả một vùng giúp hàng hóa nông sản đảm bảo yếu tố lưu trữ, thời gian bảo quản dài, từ đó phân phối về các siêu thị, cửa hàng là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, vai trò vận chuyển của đường sông hay đường thủy giá thành rẻ nhưng lại phụ thuộc vào bến bãi và phương tiện bốc xếp. Do đó, cần nhìn nhận vai trò của hình thức vận chuyển này từ đó có sự đầu tư phù hợp.

Từ góc độ Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải mong muốn các DN nông sản có sự thay đổi nhận thức trong sử dụng dịch vụ logistics, tăng cường dịch vụ thuê ngoài hay thay đổi hành vi trong thương mại quốc tế nếu có làm xuất nhập khẩu. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi từ đó doanh nghiệp giành quyền chủ động xử lý các khâu trong logistics, và đưa các doanh nghiệp logistics nội vào sâu hơn trong chuỗi thương mại quốc tế. Việc này cần chủ động ngay trong quá trình đàm phán hợp đồng thông qua việc bán CIF và mua FOB. “Bản thân các chủ hàng cũng cần trang bị kiến thức logistics cũng như quản trị chuỗi cung ứng để từ đó có thể tổ chức sản xuất tinh gọn, hiệu quả từ đó cắt giảm chi phí logistics”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Con số nhận được trong quá trình điều tra khảo sát của VIDA trước khi tiến hành hội nghị trực tuyến cho thấy, đối với vải thiều, chi phí logistics chiếm 30-45% tổng chi phí; mít tươi chiếm 17%, phân bón 12-25%; thanh long đông lạnh 10-20%; nước ép trái cây chiếm 20%; quế hồi, gia vị trên dưới 10%; nông sản khác từ 10-45%…

Giải pháp logistics đến từ CASS

Là đơn vị tiên phong ứng dụng thành công Công nghệ kiểm soát khí quyển – CA trong bảo quản nông sản tươi tại Việt Nam, CASS mang đến giải pháp giúp kéo dài thời gian bảo quản gấp 2 – 4 lần so với điều kiện bảo quản lạnh có kiểm soát ẩm thông thường, từ đó mang lại nhiều giá trị cho khách hàng như:

• Giúp khách hàng có thêm thời gian thương thảo giá trong mua bán.

• Giúp khách hàng cân bằng sự lệch pha trong sản xuất và tiêu thụ.

• Là công cụ giúp khách hàng tăng uy tín, tạo cơ hơi gia nhập thị trường thế giới.

• Giúp khách hàng giảm chi phí, chủ động trong kế hoạch kinh doanh.

Đến với CASS, chúng tôi tự tin khi góp phần mang lại giá trị giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh nông sản, từ đó giúp khách hàng tăng uy tín và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh nội địa và xuất khẩu.

Nếu quý khách hàng quan tâm đến giải pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh nông sản, xin liên hệ CASS tại:

CÔNG TY TNHH BẢO QUẢN RAU QUẢ CASS
• Hotline/Zalo: 0931790829 – 0931780829
 Email: cass@cass.vn
• Website: cass.vn
• Fanpage: CASS – Kho bảo quản nông sản tươi bằng công nghệ CA
• Địa chỉ kho CASS: Lô F5, Đường số 6, KCN Hoà Bình, Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *